CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11


Nhân dịp Ngày nhà giáo Việt nam 20/11/2021, BBT xin gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các bạn Đoàn Bun 71 từng là các thày cô giáo và những bạn đã và đang làm công tác giáo dục trong nhiều năm qua. Xin gửi các bạn bài hát mà chúng tôi cho rằng rất phù hợp với chúng ta một thời. Bài EM ĐỨNG GIỮA GIẢNG ĐƯỜNG HÔM NAY của ns. Tân Huyền do Quỳnh Liên – 1 sinh viên được giữ lại làm giảng viên ĐHSP 1 Hà Nội hát rất đúng tâm trạng và nội dung bài hát này

https://bcdcnt.net/bai-hat/em-dung-giua-giang-duong-hom-nay-532.html

CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2017


Đoàn Bun71 xin chúc mừng ngày nhà giáo Việt nam 20/11 đến tất cả các bạn đồng nghiệp đã và đang là những thày, cô giáo trên mọi miền Tổ quốc. Chúc các bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, vui vẻ quây quần bên con cháu.

 

CHÚC MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11


Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2014, Đoàn Bun 71 chúc các thành viên của Đoàn đã và đang còn là “ông, bà giáo”: Hạnh phúc, sức khỏe cường tráng để tiếp tục thực hiện sự nghiệp “trồng người” mà xã hội đã giao phó cho các vị.

chuc mung 20-11

BỮA CƠM CỦA KHỔNG TỬ


Bài viết này đã được đăng ở chuyên mục “Giáo dục” của Blog đã từ lâu. Nay  đọc lại vẫn thấy hay và rất thực tế, xin đăng lại trên “Trang Nhà” mời các bạn cùng đọc.

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm lên miệng.
Tiếp tục đọc

Bốn ‘chuyện lạ’ ở đất nước Nhật Bản


Đang được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều trên Facebook, những mẩu chuyện này khiến ai đọc xong cũng phải ngẫm ngợi.

Nhật Bản, văn minh, người Nhật, kỷ luật
Người Nhật xếp hàng. Ảnh minh họa

1./ TRUNG THỰC

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật, in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ/túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.
Tiếp tục đọc

Người mẹ bán xôi tử tế ‘hiếm có’


Một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị về lòng tốt và sự chân thành của một người mẹ bán xôi khiến nhiều người không khỏi xúc động.

lòng tốt, tử tế, người bán xôi
Ảnh minh họa
.
Câu chuyện nho nhỏ về người bán xôi được chia sẻ trên facebook ngày hôm qua 13/1 nhanh chóng nhận được tình cảm của cộng động mạng.

Trích một vài bình luận: “Em thích cả 2 nhân vật trong câu chuyện của cô. Người mua và người bán. Ấy gọi là sống tốt gặp người tốt cô nhỉ”; “Thế thì sáng nào mẹ Thỏ cũng mua xôi cho 2 mẹ con nhà nó nhá! Cảm ơn mẹ Thỏ, chuyện thật cảm động”; “Đời người còn rất nhiều người tử tế”; “Cả người bán xôi và mua xôi đều có tâm”

Thậm chí có bạn xót xa cho rằng đây là chuyện “hiếm có”. Đáp lời, người viết mẩu chuyện chia sẻ trên facebook cho rằng: “Nếu nhìn sự việc ở góc độ so sánh thì buồn ghê lắm. Cái đương nhiên phải thế trở nên hiếm có, khó tìm, trở nên “quá cao” vì mặt bằng chung qúa thấp. Đó là điều đáng báo động về sự suy thoái của xã hội”.

Dưới đây là câu chuyện:

Tiếp tục đọc

MỘT LÁ THƯ RẤT ĐÁNG ĐỌC


Đây là lá thư của ông Tôn Vận Tuyền, một chính khách nổi tiếng của Đài Loan gởi cho các con của ông lúc còn sống:

Các con thân mến

Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên ba nguyên tắc như sau:
Tiếp tục đọc

Vò nước suối


Gửi các bạn đoàn Bun 71 một câu chuyện thiền dưới đây!

Đọc đến đoạn cuối, lại nhớ đến câu chuyện kể rằng có một vị hòa thượng tu gần thành chính quả rồi nhưng bị bầy chim bay đến làm tổ trên đầu vị đó, quậy phá quá nên vị đó đã tức giận hất đổ tổ chim đi và mắng mỏ chúng, kết cục thành con chim tu hú!
Lại nhớ lời dạy của vị Phật một lần nói với tôi rằng con đang tu nên luôn luôn nhớ rằng mình lúc nào cũng bị thử thách thì tâm lắng lại, không còn sân si!
Làm tâm lắng lại, không còn sân si, sống an vui cũng là cách thức giữ gìn sức khỏe, không làm bạn tổn thọ.
Cuối năm rồi, trước khi bước sang năm mới, xin các bạn hãy lắng lòng lại, chuyển hóa mọi khổ đau, mọi giận hờn, mọi khúc mắc và cả những hoài nghi chưa gỡ ra được thành những đồ cũ bỏ lại phía sau, bước sang năm mới, bắt đầu tuổi ngoài 60 như là bắt đầu cuộc đời mới, lòng nhẹ nhàng, thanh thản.
Chúc các bạn đón năm mới vui vẻ và hạnh phúc!
Thân ái,
NHNguyên

 

Vò nước suối

Hôm ấy đạo sư có việc ở một làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang. Đạo sư bảo: “Thầy khát. Nhờ con lấy giùm thầy chút nước.”

Tiếp tục đọc

‘Tây dạy con tính tự lập, Việt dạy trẻ làm khổ nhau’


Phụ nữ Tây, dù nuôi 2-3 đứa con nhưng họ vẫn có thời gian riêng cho bản thân. Còn phụ nữ Việt chăm một đứa con mà lúc nào cũng stress, đầu bù tóc rối …

Ở các nước phương Tây, nhờ biết giao việc cho con làm mà các bà mẹ đã có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn. Dù họ nuôi 2-3 đứa con, vẫn đi làm bình thường nhưng họ lại có thời gian riêng cho mình để đọc sách, đi spa, tập thể dục dù không có người giúp việc…

Trong khi nhiều bà mẹ Việt Nam, chăm một đứa con lúc nào cũng stress, đầu bù tóc rối vì toàn phải làm thêm cả phần việc của con. Họ than vãn suốt ngày phải xoay như chong chóng vì con nhỏ. Tôi  nghĩ chính cách nuôi dậy con của các ông bố bà mẹ Việt đã làm hư những đứa con của mình.

Bởi, tôi thấy cách dạy con đa số của các gia đình Việt Nam thường có xu hướng nuôi con theo dư luận, hay để ý tới sự quan tâm, khen chê của người khác. Mẹ nuôi con gầy thì sợ người ta chê mẹ nuôi con vụng. Con không chịu ăn, nếu không đút cho con thì sợ người xung quanh bảo là không biết chăm con. Cho con đi ra ngoài chơi, nếu bắt con cầm đồ đạc cũng sợ bị người thân nói ra nói vào.
Tiếp tục đọc

Đời người như trái bóng


…Thật ra, đời người là “vô thường”, “vô ngã”; đời người là biết bao mưa nắng, sinh không mang đến, tử không mang đi. Hết một đời người, nếu như không để lại chút công, đức, ngôn; để lại chút gì có ý nghĩa, thì đúng là “đến tay không và đi tay không”!

Có người nói: “Cuộc đời như giấc mộng”, có người nói “Cuộc đời như tấn trò”, có người nói “Cuộc đời như hạt sương”; cũng có người nói: “Đời là bể khổ”, đời người như “khách qua đường”, cuộc đời như “mây trôi”! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.

Thật ra, đời người là “vô thường”, “vô ngã”; đời người là biết bao mưa nắng, sinh không mang đến, tử không mang đi. Hết một đời người, nếu như không để lại chút công, đức, ngôn; để lại chút gì có ý nghĩa, thì đúng là “đến tay không và đi tay không”!

Có thể ví Cuộc Đời với cái gì?
Có nên nhìn cuộc đời bi quan như thế?
Xin đưa ra một sự so sánh tương đối: “Đời người như trái bóng”!

Còn nhỏ thì học hành, phấn đấu lập nghiệp, cho đến khi thành gia thất, làm cha mẹ, khi ấy, trong mắt các con, cha mẹ giống như quả “bóng rổ”. Bởi vì, bạn hãy xem, khi chơi bóng rổ, có phải người chơi tranh nhau giành bóng, ai cũng nói đó là “my ball” – quả bóng của tôi?
Tiếp tục đọc