NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC LÀ ĐÂY!


ĐIỆU NHẢY KHÔ RÔ MỞ RỘNG VÒNG TAY KẾT NỐI BẠN BÈ


Đây là một điệu dân vũ Bungari được anh chị em trong đoàn cùng các vị khách của Đoàn hào hứng thể hiện trong đêm giao lưu nhân kỷ niệm 45 năm ngày lên đường sang Bungari học tập tại Khu nghỉ dưỡng Ba Vì đêm 03/8/2016.

NGƯỜI ĐÀN BÀ THỔI SÁO (Thành viên đoàn Bun 71)


Đó là NSƯT Nguyễn Hồng Nhung, một nghệ sĩ chơi sáo hiếm hoi còn sót lại của dàn nhạc giao hưởng TPHCM

Khi tiếng sáo của chị vang lên, cũng là lúc khán phòng hoàn toàn tĩnh lặng. Cả không gian chỉ còn tiếng sáo réo rắt vút bay. Những bản nhạc kinh điển của W.A.Mozart, C.Saint-Saens, G.Faure, G.Kummer và A.Vivaldi… qua tiếng sáo của nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung cứ nhẹ nhàng len vào hồn người những thanh âm trong khiết.
Đêm diễn hiếm hoi
Sự xuất hiện trở lại của NSƯT Nguyễn Hồng Nhung trên sân khấu Nhà hát TPHCM trong đêm biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TPHCM vừa qua đã khiến những người yêu tiếng sáo của chị bất ngờ. Bởi cũng đã lâu lắm rồi, nhà hát gần như không tổ chức đêm diễn nào có tiết mục độc tấu sáo flute cùng dàn nhạc giao hưởng.

Nghệ sĩ thổi sáo Nguyễn Hồng Nhung cũng đã “lùi về tuyến sau” dành thời gian truyền dạy nghệ thuật thổi sáo cho thế hệ trẻ.

Đó cũng chỉ là những buổi biểu diễn không thường xuyên của loại hình nghệ thuật vốn rất kén khán giả như nhạc giao hưởng, thính phòng. Không phải bây giờ dòng nhạc này mới đi trong hành trình âm thầm mà mấy mươi năm trước, sáo flute cũng không phải là loại nhạc phổ biến với công chúng. Cơ hội biểu diễn trên sân khấu không nhiều nhưng niềm đam mê của người nghệ sĩ thì bất tận. Chỉ có sự kiên định, niềm đam mê và tinh thần chịu đựng những khắc nghiệt của nghề, người nghệ sĩ mới theo đuổi được đến cùng lĩnh vực nghệ thuật này.
Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung nói trong khoảnh khắc hòa mình vào nghệ thuật, tất cả kỷ niệm, cảm xúc đều đặt trọn cho những giai điệu. Có lẽ chính vì sự gieo mình trọn vẹn của người nghệ sĩ mà khán giả đã được thưởng thức một buổi biểu diễn mênh mông giai điệu trong sự tĩnh lặng tâm thức đến vô cùng.
Một đời đam mê
Đã trải nhiều cung bậc cảm xúc trong cuộc đời, có những mất mát đổ vỡ tưởng chừng không thể vượt qua, với nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung chặng đường nào cũng đầy ý nghĩa khắc ghi. Đến bây giờ, chị vẫn còn nhớ những ngày đầu gian nan theo học thổi sáo tại Nhạc viện Hà Nội. Những năm tháng bom đạn Mỹ dội xuống TP Hải Phòng, cả gia đình phải ly tán mỗi người một ngả.

Vậy mà nỗi lo lắng sợ hãi giữa thời khói lửa vẫn không thể khuất lấp được tình yêu nghệ thuật trong trái tim cô bé 13 tuổi ngày ấy. Nguyễn Hồng Nhung đã thi tuyển gần như hết vào các chuyên ngành: xiếc, nhạc kịch, múa ba lê… để rồi cuối cùng trúng tuyển vào khoa violon. Nhưng tiếng sáo của một người thầy đã hút hồn cô sinh viên đam mê nghệ thuật. Vậy là Nguyễn Hồng Nhung đã tìm đến flute – loại sáo có nguồn gốc từ châu Âu – vốn không dễ sử dụng.


NSƯT Nguyễn Hồng Nhung vẫn dành thời gian để luyện thổi sáo mỗi ngày

,
Tốt nghiệp trung cấp Nhạc viện Hà Nội, tiếp tục theo học và tốt nghiệp Nhạc viện Sofia (Bulgaria) vậy mà sự trở về của người nghệ sĩ thổi sáo lại gian nan. Gần 10 năm từ ngày chọn TPHCM làm nơi lập nghiệp, Nguyễn Hồng Nhung mới có thể đứng trên sân khấu biểu diễn khi Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TPHCM chính thức được thành lập.

“Lúc ấy, cuộc sống chỉ lay lắt, tạm bợ bằng những đêm đi biểu diễn tại các nhà hàng với số thù lao ít ỏi. Có nhiều lúc bi quan, tôi muốn ngược ra Bắc. Nhưng rồi vẫn hy vọng và vẫn chờ. Ngày xưa phải ăn mì luộc, đi tập nhạc dưới hầm, nhạc cụ không đủ vẫn theo đuổi được mà. Đâu dễ dàng gì từ bỏ được niềm đam mê. Mỗi một buổi biểu diễn là niềm hạnh phúc” – nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung chia sẻ.
Mãi thao thức cùng tiếng sáo
Dù đã qua thời xuân sắc nhưng nghệ sĩ thổi sáo Nguyễn Hồng Nhung vẫn còn giữ được dáng vẻ quý phái, đằm thắm của một người suốt đời gieo cảm xúc của mình trong nghệ thuật. Tiếng sáo của chị đi qua những thăng trầm của cuộc sống cũng ngân lên từ khoảng lặng se sắt. NSƯT Nguyễn Hồng Nhung nói: “Có khán giả nhận xét rằng trong tiếng sáo của tôi luôn phảng phất những thanh âm rất buồn. Ừ, có thể là như thế. Những ưu tư cuộc sống ta thường không hề muốn mang theo nhưng trong tiềm thức của mình vẫn giữ lại đó những nỗi niềm riêng”.
Trong đêm diễn, NSƯT Nguyễn Hồng Nhung cũng có tiết mục trình diễn kết hợp với người học trò thế hệ đầu tiên của mình – nghệ sĩ trẻ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung nói thế hệ trẻ bây giờ không nhiều người có niềm đam mê với sáo, nhưng vẫn có những người đã tự tìm đến “cô giáo Nhung”. Và kinh nghiệm, tình yêu suốt mấy mươi năm với nghề đã được nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung truyền đạt lại cho thế hệ sau. Người nghệ sĩ dành cả đời mình đuổi theo tiếng sáo gọi đó là hạnh phúc, khi một con đường kết thúc thì cũng có nghĩa là sẽ có những con đường khác tiếp nối.
Trong gian phòng nhỏ được bài trí xinh xắn, màu sắc nhẹ nhàng của căn hộ ở chung cư An Phú, Q.2 – TPHCM hầu như ngày nào cũng vang lên tiếng sáo thanh thoát, làm dịu lòng người. Đó như một thói quen mà cũng là những giây phút tĩnh lặng cho người nghệ sĩ tìm lại mình trong từng giai điệu và trải lòng vào những thanh âm đã réo rắt cùng mình suốt một chặng đời dài.

Người ta gọi chị là người đàn bà thổi sáo, như thể tiếng sáo với những thanh âm trầm bổng đã vận vào cuộc đời của chị. Ngay cả khi đã có thể cho phép mình được nghỉ ngơi, nghệ sĩ Nguyễn Hồng Nhung cứ mãi thao thức cùng tiếng sáo. Và người đàn bà thổi sáo ngày ngày vẫn tấu lên những khúc nhạc vọng ra từ trái tim mình.

Bài và ảnh: TIỂU QUYÊN

Theo báo Người lao động

NSƯT Nguyễn Thị Nhung sinh ngày 4 tháng 8 năm 1953, quê ở Hải Phòng. Bà là nghệ sĩ độc tấu flute. Công tác tại Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch Thành phố Hồ Chí Minh. Cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh. SỰ NGHIỆP Năm 1976, sau khi tốt nghiệp tại Nhạc viện Sofia (Bulgarie) về môn flute, bà về giảng dạy tại Nhạc viện Hà Nội. Năm 1986, chuyển về phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa – Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1994, về Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch thành phố. Với tiếng sáo đẹp và kỹ thuật điêu luyện, Nguyễn Thị Nhung luôn được khán thính giả nhiệt liệt hoan nghênh trong những lần trình diễn độc tấu trên sân khấu hoặc trên làn sóng. DANH HIỆU Được Nhà nước tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú (2001). Tác phẩm khí nhạc “Khát vọng” của nhạc sĩ Phú Quang viết cho Flute, phần đệm Piano. Nhạc sĩ Phú Quang hoàn thành tác phẩm năm 1976, dành tặng cho chính gia đình ông. Mấy chục năm qua, “Khát vọng” trở thành một trong 8 bản nhạc phát sóng liên tục trong Chương trình đọc truyện đêm khuya của Đài Tiếng nói Việt Nam.

MỜI CẢ NHÀ NGHE CÁC NHẠC PHẨM DƯỚI ĐÂY, RẤT TUYỆT:

  1. Nhạc phẩm “Tình yêu của biển”, Sáng tác NS Phú Quang, trình bày Flute (sáo Tây):Nguyễn Thị Nhung (Hồng Nhung)

*****

      2. Nhạc phẩm “Khát Vọng”, Sáng tác NS Phú Quang, trình bày Flute (sáo Tây):Nguyễn Thị Nhung (Hồng Nhung)

*****

     3. Nhạc phẩm “Gửi một tình yêu” trong album “mơ về nơi xa lắm” của NS Phú Quang

http://www.nhaccuatui.com/playlist/mo-ve-noi-xa-lam-phu-quang-vol4-1999-va.senlJyiKSUMS.html?st=4

Những tục lệ không thể bỏ qua trong ngày Tết


Hồng Lam

Tống cựu nghênh tân, xông nhà, chúc tết, tặng quà…là những phong tục đẹp mà người Việt vẫn thường nhắc nhở nhau mỗi dịp Tết đến xuân về.

Tống cựu nghênh tân
Đây là tục lệ mở đầu cho chuỗi tập tục không thể thiếu trong ngày Tết nguyên đán. Tống cựu nghênh tân tức là tiễn đưa những thứ cũ và đón chào nhiều điều mới mẻ. Hiểu đơn giản đó là công việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, loại bỏ những món đồ cũ kỹ, vô dụng và mua sắm thêm một số đồ mới cho căn nhà được trang hoàng hơn. Những ngày cuối năm, làng xã sẽ cùng dọn dẹp nhà thờ tổ, đình chùa, đường sá phóng quang…để cầu mong một năm mới an lành, nhiều may mắn. Tống cựu nghênh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần người Việt. Năm hết tết đến, họ thường tránh xung đột với nhau, mọi điều xưa cũ, xích mích, điều nặng tiếng nhẹ…đều được bỏ qua hết. Ai nấy đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những điều tốt lành, vạn sự như ý.


Xông đất
Tiếp tục đọc

Hội Lim vùng Kinh Bắc: 13 tháng Giêng hằng năm


khan mo qua

Chít khăn mỏ quạ

.

Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh.

qh1

Biểu diễn Quan họ tại Hội lim năm 2013

.

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá – nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Tiếp tục đọc

Tham khảo: XEM TỬ VI TUỔI NGỌ NĂM GIÁP NGỌ


Xem tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Ngọ năm 2014​ tốt đẹp hơn so với năm Nhâm Thìn. Đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng 12 con giáp là các cá nhân tuổi Ngọ – những con người đầy năng lượng

Nhận dạng cá nhân tuổi Ngọ:
Năm sinh: 1918, 1930, 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014, 2026
Màu may mắn: Đỏ, tía
Số may mắn: 3, 4, 9
Hoa may mắn: Hoa nhài

Dat ten cho con tuoi Ngo 300x3003 Xem tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Ngọ năm 2014

Bảng tương hợp, tương khắc của tuổi Ngọ:

1 Xem tử vi tuổi Ngọ năm Giáp Ngọ năm 2014

Đứng ở vị trí thứ 7 trong bảng 12 con giáp là các cá nhân tuổi Ngọ – những con người đầy năng lượng, thẳng thắn và nồng nhiệt. Là trung tâm của đám đông, họ mang lại tiếng cười, niềm vui cho tập thể bằng khiếu hài hước, sự thân thiện của mình.
Tiếp tục đọc

Емил Димитров – Влюбена Коледа



Tiếp tục đọc

Cuối tuần với “20 Golden Hits” do Demis thể hiện


ĐỂ HIỂU THÊM VỀ “TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC”


.
GS-TS Trần Ngọc Thêm
Cơ sở văn hóa Việt Nam, TP.HCM, 1996
.
.
Hình ảnh linga và yôni trên các tháp Chàm (hoặc trong bảo tàng) có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta, nên New Age xin mượn một số hình ảnh về các phù điêu, tượng chạm trổ trên ngôi đền Kajuharo – Ấn Độ để minh họa cho bài này.
Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi. Hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau. Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).
.
Từ một thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Nam-á đã phát triển theo hai hướng : những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lí giải hiện thực và họ xây dựng được triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). ở Việt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện : thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối. Tiếp tục đọc

Chuyện tình bi tráng của nguyên mẫu cô du kích trong bài “Núi Đôi”


Bài thơ Núi Đôi được nhà thơ Vũ Cao sáng tác từ một chuyện tình có thật, bối cảnh có thật. Theo lời tác giả, trong bài thơ duy nhất chỉ có câu “Bảy năm về trước em mười bảy/Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng” là chi tiết hư cấu.

Người 17 tuổi đã trẻ nhất làng?

Nhà thơ Vũ Cao từng nói, nếu không có chất liệu cuộc sống hàng ngày thì ông không viết được. Ông kể rằng bài thơ được ông viết vào một ngày cuối năm 1956. Hồi đó ông về công tác ở sư đoàn 312, đóng quân ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cạnh đó có ngọn núi Đôi.

Một hôm, theo mấy người dân đi chợ, ông nghe họ kể chuyện tình của một cô gái du kích trong làng yêu một anh trai làng, rồi anh đi bộ đội. Khi anh trở về thì cô gái đã hy sinh.

Núi Đôi, Vũ Cao
Liệt sỹ Trần Thị Bắc, hình mẫu của nhân vật cô du kích trong bài thơ Núi Đôi.

Vũ Cao liền tìm đến thăm mộ người nữ liệt sỹ đó ở xóm Chùa, thôn Xuân Đoài (còn gọi là Xuân Dục – Đoài Đông), thuộc xã Phù Linh (còn gọi là Lạc Long). Đến tận nơi và nghe người dân kể lại câu chuyện tình giữa anh bộ đội và cô du kích, cảm hứng xuất hiện khiến ông đã chấp bút viết ra bài thơ Núi Đôi…

Cả tên làng, tên chợ, tên người và quang cảnh đều hoàn toàn có thật. Mộ cô gái hiện vẫn còn. Chỉ có anh bộ đội là người yêu của cô du kích thì lúc ấy Vũ Cao không gặp được, không rõ còn sống hay đã mất.

Tiếp tục đọc